Lá Rau Nhíp (Rau Bép): 60.000 vnđ/kg | Bán lẻ: 8.000 vnđ/100g
Cây Rau Nhíp được trồng và phát triển trong môi trường tự nhiên, không cần phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu nên Lá Rau Nhíp được mọi người gọi là Rau Siêu Sạch.
Giao hàng từ 3-7 ngày, hãy đặt mua sớm để có Lá Rau Nhíp làm món ăn “Linh hồn của núi rừng” thơm ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe cho gia đình và bạn bè.

- Tên gọi khác: Rau Lá bép, Rau Nhíp, Rau lá bướm, Rau danh, Rau gắm.
- Người dân tộc K'Ho gọi là cây Piếp Se
- Cây Rau Nhíp (Rau Bép) là một loại cây mọc hoang dưới tán của các cây trong rừng, lá thuộc loại thường xanh, lá đơn mọc đối, không có lá kèm, mép lá nguyên, gân lá lông chim, dài 8-20 cm và rộng 3-10 cm, đọt non có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau. Lá Rau Nhípcó hình dạng, kích thước gần giống với lá chôm chôm, lá nhãn.
- Cây Rau Nhíp sống lâu năm trên cành sẽ có quả, mọc thành trùm màu xanh, khi chín màu đỏ, Hạt Rau Nhíp có 3 lớp vỏ giống như một quả hạch, trọng lượng khoảng 4 g, tách bỏ lớp cơm bên ngoài, lộ một lớp vỏ bao hơi cứng màu trắng (giống hạt sen), rang hoặc luộc Hạt Rau Nhíp chín có vị ngọt và bùi béo như đậu phộng. Thân Cây Rau Nhíp nhỏ nhắn, vừa tầm, lá dài thon hình bầu dục.
- Theo đồng bào miền núi, Lá Rau Nhíp không chỉ thơm ngon, béo, bổ, mà nó còn mang dược tính giúp người mất sức, bị đau yếu ăn vào sẽ khỏe, trẻ con bị còi ăn Lá Rau Nhíp sẽ mau lớn mà còn là thức ăn ưa thích của tê giác, voi, nai, vọc… khi vào rừng mà thấy tê giác thì chỉ cần lần theo dấu chân nó thì sẽ tìm thấy Lá Rau Nhíp liền.
- Rau Nhíp vốn rất ngon và dễ ăn nên chế biến đơn giản cũng thưởng thức được ngay. Đối với phụ nữ khi sanh nở cũng có tác dụng làm mát và kích thích việc tạo sữa nên rất tốt trong việc bồi dưỡng người mẹ để nuôi con lúc sinh nở.
- Rau Nhíp chỉ có đọt nhiều trong mùa mưa nên nếu muốn ăn Rau Nhíp ngon thì đầu mùa mưa là thích hợp nhất. Ngày nay một số vùng ở miền núi thì món ăn Rau Nhíp trở thành quen thuộc và đã được các tay "đầu bếp chuyên nghiệp" của các "nhà hàng ngàn sao" biến tấu thành rất nhiều dạng khác nhau và hương vị cũng thật là thích thú tùy theo "gu" của mỗi người... nào là Rau Nhíp hầm giò heo, Rau Nhíp nấu gà, Lá Rau Nhíp nấu canh với tôm, Rau Nhíp cá khô biển.... nhưng đặc sản nhất đối với tôi đó là món "Rau Nhíp nấu với đọt mây, cá và nhồi trong ống tre" thật thanh mát, ngọt ngào và bổ dưỡng là thú vị với hương vị của núi rừng.
- Món Lá Rau Nhíp xào rất thơm ngon và để lại ấn tượng khó phai trong lòng người thưởng thức. Phi thơm dầu phộng với hành băm, cho Lá Rau Nhíp (đã rửa sạch, cắt nhỏ) vào đảo đều cho rau chín. Sau đó cho cá hộp hoặc thịt hộp vào, thêm gia vị vừa ăn, cần cho một ít ớt tươi cắt lát và tiêu bột để món rau xào thêm vị cay và ấm nóng. Món Lá Rau Nhíp xào đồ hộp vừa thơm ngon lại rất lạ miệng. Những hương vị thơm ngon của đồ hộp, cay của ớt, ấm nóng của tiêu quyện với vị tươi non, ngọt mát của Lá Rau Nhíp khiến món rau xào thật hấp dẫn và bắt mắt.


- Cây Rau Nhíp phát triển trong môi trường tự nhiên, không cần phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu nên Lá Rau Nhíp được mọi người gọi vui là Rau siêu sạch.
- Thành phần hóa học Cây Rau Nhíp:
+ Theo Đại Học Huế thì thành phần hoá học của hạt như sau:
-
Trong 100g (70-80 hạt) chứa 30g nước, 11g Protein, 1,7g Lipit, 50g Cacbonhyđrat và 1,7g Tro.
-
Trong Lá Rau Nhíp giàu Protein, Chất khoáng, Vitamin A và Vitamin C.
-
Cứ 100 g Lá Rau Nhíp non có 75,1g nước, 6,6g Protein, 1,2g Lipit, 9,1g Cacbonhyđrat, 6,8g Chất xơ, 1,3g Tro, 224mg Phốt-pho, 151mg Canxi, 2,5mg Sắt và 10.899 IU Vitamin A.
+ Qua nghiên cứu Luận án Thạc sĩ của Nguyễn Thành Đạt (Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật Nông nghiệp) với đề tài “Đánh giá tiềm năng làm rau ăn của Cây Lá Rau Nhíp tại Lâm Đồng” với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nông Văn Tiếp (Đại học Đà Lạt) cho biết:
-
Kết quả phân tích tại các cơ quan chuyên môn ở TP.Hồ Chí Minh cho thấy trong Lá Rau Nhíp có tới 16 loại Amino acid (trong số 20 Amino acid quan trọng không thể thiếu đối với con người) tham gia xây dựng Protein nhằm đảm bảo các chức năng xúc tác, miễn dịch, vận chuyển… cho các hoạt động sống hàng ngày của cơ thể.
-
Qua phân tích tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, thành phần cũng như hàm lượng các chất khoáng trong Lá Rau Nhíp khá cao, trong đó K, Fe, Cu, Zn, Mo, Mg và Mn cao hơn nhiều so với xà lách, bông cải trắng…
-
Hàm lượng đường trong Lá Rau Nhíp cũng đạt 0,93%, do vậy khi nấu canh có vị ngọt; đồng thời với hàm lượng đường khử 0,88% giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.
-
Nhân Hạt, Lá Rau Nhíp chứa khoảng 10,9% Protein, trong đó có 7 axít amin thiết yếu quan trọng như Glutamic, Aspartic... với hàm lượng cao từ 206 đến 208 mg/100 g. Có 1,6% Lipid và 50,4% tinh bột- nguồn bổ sung quan trọng trong điều kiện thiếu lương thực.
-
Các chất này ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng còn có khả năng giúp gan thải trừ một số độc chất cho cơ thể.

